Top những xu hướng màu sắc năm 2017 (phần 2)
Tiếp nối từ phần trước, 9OUTFIT tiếp tục đem đến một sự phân tích chuyên sâu về các bảng màu cũng như xu hướng màu sắc cho năm 2017.
Màu đất nung và màu nâu
Tác phẩm Open Fires của Liliana Ovalle cộng tác với Colectivo 1050
Tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất có chút gì đó liên quan đến thời kỳ Phục Hưng, vì các nhà thiết kế một lần nữa thấy được vẻ đẹp bên trong chất liệu hữu cơ thuần khiết. Màu đất nung và màu nâu đất là nền tảng cho bảng màu ấm hữu cơ.
Kết hợp những cái có sẵn của tạo hóa với các cải tiến công nghệ và khoa học tác động trực tiếp trong định hướng thiết kế giúp định hình cho ngành thủ công thông qua một lăng kính đương thời. Các chất liệu địa phương và các ngành công nghiệp kế thừa đang nhận được đánh giá mới vì các khách hàng và các nhà thiết kế bắt đầu nhận ra được giá trị trong kiến thức và các truyền thống của thế hệ quá khứ.
Bộ sưu tập Balmain xuân hè 2016
Phản đối sản phẩm công nghiệp làm từ chất liệu nhân tạo và thẩm mỹ tối giản đồng nhất, thay vào đó chúng ta nhận được những đánh giá mới tích cực đối với màu sắc và hình dạng thô. Không chỉ dừng lại về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên Trái Đất mà còn về biến đổi chất thải hữu cơ thành chất liệu hữu dụng.
Được thành lập bởi một doanh nhân trong ngành nông nghiệp có tên là Gianantonio Locatelli, bảo tàng phân Museo della Merda (Museum of Shit) nằm trên một nông trại sản xuất bơ sữa và pho mát ở Lombardy phía Bắc nước Ý và trang trại này còn thu được nhiều sản phẩm khác ngoài sữa từ những người dân chăn nuôi gia súc. Locatelli đã tạo ra một quy trình chiết xuất khí metan từ phân bón giúp tạo ra 3 megawatts điện cho mỗi giờ. Phần vật liệu còn lại trở thành Merdacotta, hỗn hợp đất sét từ phân bò đã qua xử lý được sử dụng để tạo ra sản phẩm bao gồm chậu hoa và các bộ đồ ăn.
Bộ sưu tập Karawane by Pour Les Alpes
Tương đồng với vấn đề sử dụng chất thải, Jonas Edvard và Nikolaj Steenfatt – những người thu hoạch tảo biển dạt vào bờ biển Đan Mạch để chế tạo hỗn hợp vật liệu có thể phân hủy bởi vi khuẩn, và có thể được dùng để tạo ra đồ nội thất. Những nhà thiết kế làm khô tảo biển sau đó nghiền thành bột, kết hợp với giấy tái chế để tạo ra loại bột dễ nhào nặn được dùng để làm ghế, bàn và nhiều thứ khác nữa. Chất liệu cuối cùng vẫn giữ lại được những đặc tính ban đầu vì các nhà thiết kế từ chối thay thế việc dùng màu xanh đất do dễ bị phai màu.
Lilianna Ovalle hợp tác với Colectivo 1050 trong việc đưa các chất liệu ra khỏi các quy trình xử lý thông thường. Open Fires là một dự án thăm dò bao gồm một chuỗi các bài kiểm tra nung gốm. Kết quả thu được là một tập hợp những làn khói và gốm màu lửa trong màu cam đất nung ấm và màu xám than kế bên nhau một cách rõ ràng.
Từ màu cam hoen ố qua xanh olive đậm và nâu bùn tới màu xám ấm và xám phấn, bảng màu của những chất liệu này bao gồm một dãy quang phổ của những tông màu thay đổi và tự nhiên.
Màu vàng và màu xanh lục
Thảm Sea Me của Nienke Hoogvliet
Sắc thái xanh hữu cơ hoạt động hợp lực với màu sáng hữu cơ chế tác, được thu lượm từ sự kết hợp giữa khoa học và tự nhiên bằng cách xử lý tảo và sự phát quang sinh học. Dựa vào sinh học tự nhiên, những nhà thiết kế đang dần làm mờ đi ranh giới giữa khoa học, công nghệ và thế giới tự nhiên và sử dụng lại những tinh hoa của tự nhiên để thu được màu và chất liệu đồng thời được chế tạo thủ công, thể hiện được tính bền vững và có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Loại bỏ kĩ thuật nhuộm có hại và không tự nhiên, nhà thiết kế dệt nói riêng đang chuyển hướng sang thế giới tự nhiên để tìm những nguồn thay thế có lợi. Màu sáng tổng hợp được thay thể bằng các phương án chế tạo tự nhiên từ màu xanh sáng của tảo và vàng sậm tinh tế.
Algaemy của Blond và Beiber
Đi tìm giải pháp cho câu hỏi tìm ra thuốc nhuộm vải bền vững, Blond và Bieber đã tạo ra Algaemy, một phòng thí nghiệm thiết kế nghiên cứu về tiềm năng của vi tảo như một chất nhuộm cho việc in ấn trên vải. Quá trình này không đòi hỏi bất cứ năng lượng nào ngoài chính vi tảo, từ đó chúng có thể chiết ra thuốc nhuộm đỏ, xanh lá và nâu, chúng có thể được trộn chung và tạo thành loại hồ in.
Tương tự việc thu thập chất nhuộm màu tự nhiên, studio Gutedort đang thực hiện thí nghiệm với loài hoa bồ công anh vô cùng phong phú. Bằng cách tách cây thành từng phần khác nhau trước khi xử lý, các nhà thiết kế có thể thu được toàn bộ quang phổ màu từ loài cây giàu tính chất này. Thuốc nhuộm từ đầu hoa thấm qua lụa với một màu vàng đậm trong khi lá của nó sản sinh ra một màu xanh lá nhẹ và phần rễ ngấm từng lớp rễ con với màu be nhạt.
URTICALAB của Nina Gautier
Nhà thiết kế thêu dệt nghệ thuật Nina Gautier khám phá ra tiềm năng của Urtica dioica, còn biết đến với tên gọi thảo dược tầm ma, từng được sử dụng rộng rãi để làm ra các sợi vải tự nhiên. URTICA_LAB của Gautier không chỉ nêu bật tiềm năng của sợi dệt thảo mộc như là một nguồn thay thế bền vững cho vải cotton mà còn nêu ra những lợi ích to lớn của loài cây này như là nguồn thức ăn, thuốc men và màu nhuộm tự nhiên.
Các nhà thiết kế đang ngày càng thu được nhiều màu sắc tự nhiên và tươi mới từ tài nguyên hữu cơ bằng cách sử dụng kĩ thuật khoa học; thay ánh sáng nhân tạo bằng phát quang tự nhiên và màu sắc bảo quản được tìm thấy trong thực vật và động vật. Màu PANTONE 577 C C35 M2 Y58 K0 PANTONE 574 C C56 M22 Y98 K 72 PANTONE 5517 C C20 M4 Y13 K10 Algaemy bởi Blond và Beiber Concrete bởi studio Gutedort, URTICA LAB bởi Nina Gautier.
Màu xanh dương
Cut Trough, New Geology bởi Jorien Wiltenburg
Xanh dương là màu ít xuất hiện một cách tự nhiên nhất trong những màu chính. Và trong kỉ nguyên của cách sống ý thức này, chúng ta sẽ không còn thấy các sắc màu tổng hợp thường xuyên. Tuy nhiên vì các tác động của con người lên hành tinh trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết và hệ quả của kỉ nguyên địa chất ảnh hưởng bởi loài người đã được thấy rõ, màu xanh da trời có thể sẽ bắt đầu trở thành màu (không) tự nhiên mới.
Con người đang đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch một cách vô tội vạ, chôn các vật nhựa và khai thác các nguyên liệu thô gây ra hậu quả không thể đảo ngược lên cấu tạo địa chất của hành tinh chúng ta. Hậu quả là chúng ta đang bắt đầu chứng kiến việc chất thải sẽ trở thành nguồn nguyên liệu thô, một công cuộc tìm kiếm cho các quá trình thay thế khai thác mỏ và đánh giá lại về định nghĩa hiện tại của chúng ta về tự nhiên.
Cut Trough, New Geology của Jorien Wiltenburg
Từ giữa thế kỉ 20, xấp xỉ 6 tỉ tấn nhựa đã được sản xuất. Phần nhiều trong số chúng kết thúc cuộc đời mình dưới đại dương, các bãi rác và tồn tại lâu dài ở đó theo những cách ta không ngờ tới. Sau chuyến đi tới bãi biển Kamilo- một dải cát bị ô nhiễm trên hòn đảo Big của Hawaii, nhà địa chất học Patricia Corcoran và họa sĩ Kelly Jazvac đã khám phá ra một nguyên liệu mới mà họ gọi là Plastiglomerate – một hỗn hợp giữa nhựa và trầm tích biển bao gồm cát, gỗ, san hô và đá basalt.
Plasticglomerate có tiềm năng trở thành nguồn hóa thạch của tương lai, báo hiệu tác động của sự ô nhiễm do con người trong khi đây được xem là cột mốc vĩnh viễn của kỉ nguyên nhân sinh trong hồ sơ địa chất của hành tinh chúng ta. Công việc của nhà thiết kế đa lĩnh vực Jorien Wiltenburg dự đoán nhiều hơn về ảnh hưởng của kỉ nguyên nhân sinh này. Trong Cross Section Geology, một phần của dự án New Geology của Wiltenburg, Wiltenburg đã tìm ra sự thay đổi các khung cảnh trên hành tinh thông qua đường giao thoa địa chất tạo ra từ rác thải thành phố và bãi biển. Những vật thể này gây nghi vấn và tái định nghĩa nhận thức của chúng ta về thiên nhiên và bảng màu, mỹ quan vốn có của nó.
Tamed dandelion của Studio Gutedort
Không những cấu tạo của Trái Đất đang bị thay thế bởi chất thải nhựa bị bỏ đi mà còn ảnh hưởng lên cả đại dương. Toàn bộ những hòn đảo ngập trong nhựa được tạo nên bởi những vành đai tự nhiên đang ngày càng lộ diện và các nhà thiết kế đang lấy chính cảm hứng từ những vật bị vứt bỏ nổi lềnh bềnh trên biển và nhìn nó theo cách để giới hạn những ảnh hưởng của rác thải nhựa trên các đại dương. Studio Swine đã khám phá ra các khả năng biến rác trôi nổi thành các sản phẩm có ích. Sea Chair cùng với Kieren Jones sử dụng một tàu đánh cá cũ để thu gom các phế thải nhựa từ biển sau đó sẽ được một nhà máy trên ngoài khơi biến đổi thành những chiếc ghế.
Một bảng màu nhựa mới phản ánh tương lai ô nhiễm của chúng ta. Các nguyên liệu tự nhiên được định nghĩa lại bởi cấu tạo địa chất thay thế của Trái Đất và những màu nhựa xanh dương và xám nhẹ được tái tạo từ đất và biển.